Nếu như ở Hà Nội có Thăng Long tứ trấn, thì ở Lạng Sơn có cũng Lạng Sơn tứ trấn, đó là 4 ngôi đền thiêng trấn giữ 4 phương của vùng đất Xứ Lạng hào hùng. Trong bài viết ngày hôm nay, Kinhnghiem247.edu.vn sẽ mô tả một cách sơ lược về Lạng Sơn tứ trấn!
Bạn đang đọc: Lạng Sơn tứ trấn: Bốn ngôi đền nổi tiếng linh thiêng ở vùng biên giới Xứ Lạng
Đền Cửa Đông trấn giữ hướng Đông
Đền nằm ở phía Đông thành phố Lạng Sơn, ngay bên bờ sông Kỳ Cùng. Đền còn có tên gọi là đền Bạch Đế, thờ thần Sông, thường gọi là Quan Lớn Đệ Tam, Quan Lớn Thoải Phủ.
Đền được xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ Đinh (丁), gồm 3 phần liền nhau: nghi môn, chính điện, tả hữu vu. Cửa chính của đền hướng ra sông Kỳ Cùng (phía Đông), còn lối vào đền được đặt chính Tây. Ở phía Tây sau đền có một bức tường được đắp chữ “Đông Môn” rất lớn, ngay cạnh đó bên phải là cổng đền.
Tại đền này có tổ chức các nghi lễ như: lễ đón giao thừa ngày 01/01 âm lịch, lễ Thượng Nguyên ngày 24/01 âm lịch, lễ Nhập hạ ngày 24/4 âm lịch, lễ tiệc Quan lớn và lễ tán hạ ra hè ngày 24/6 âm lịch lễ Tất niên ngày 24/12 âm lịch…
Đền Cửa Tây trấn giữ hướng Tây
Nằm ở phía Tây của thành phố Lạng Sơn, đền Cửa Tây được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XVIII, còn có tên gọi khác là Ngũ Nhạc Linh Từ. Đền được xây dựng gồm 2 tòa nhà là điện thờ Mẫu và điện thờ thần. Đền thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh và danh tướng Trần Hưng Đạo.
Các hoạt động tín ngưỡng của đền bao gồm: ngày 20/01 âm lịch lễ Thượng Nguyên cầu quốc thái dân an, ngày 08/03 âm lịch lễ tiệc Mẫu, ngày 20/4 âm lịch lễ vào hè, ngày 20/7 âm lịch lễ ra hè, ngày 20/8 âm lịch lễ tiệc nhà Trần, ngày 20/12 âm lịch lễ tất niên.
Đền Cửa Nam trấn giữ hướng Nam
Tìm hiểu thêm: Gợi ý lịch trình cung phượt Mù Cang Chải – Sa Pa – Y Tý từ anh bạn quê gốc Hà Nội
Đền Cửa Nam được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII. Kiến trúc của đền được thiết kế theo hình chữ Đinh (丁), trong đó cửa chính hướng về phía Bắc. Đền Cửa Nam thờ các vị thần của Đạo Mẫu, Hưng Đại đại vương Trần Quốc Tuấn và các tướng lĩnh của ngài.
Lễ hội đền Cửa Nam được tổ chức vào ngày 12/02 âm lịch hàng năm. Phần lễ gồm có các lễ vật cúng đền: xôi, gà, rượu, bánh trái, phẩm oản, hoa quả và đặc biệt là lợn quay truyền thống. Đến giờ các đội múa kỳ lân, sư tử đến bái trước cửa đền, múa đón lễ và múa chào mừng ngày hội, đội múa biểu diễn những màn múa đầy tinh thần thượng võ làm sôi động cả một vùng.
Ngoài ra đền còn tổ chức các ngày lễ tiết trong năm: lễ đón giao thừa ngày 01/01 âm lịch, lễ thượng nguyên ngày 24/01 âm lịch, lễ nhập hạ ngày 24/4 âm lịch, lễ tiệc quan lớn và lễ tán hạ ra hè ngày 24/6 âm lịch, lễ tất niên ngày 24 tháng 12 âm lịch.
Đền Cửa Bắc trấn giữ hướng Bắc
Đền Cửa Bắc thuộc địa phận phường Chi Lăng, nằm tại nơi giao nhau giữa đường Trần Hưng Đạo và đường Trần Nhật Duật. Được xây dựng khoảng thế kỷ XVIII, đền có kiến trúc độc đáo: bên ngoài là gian chính điện mang tên Đại Bái, phía trong là gian Hậu Cung, tạo thành hình chữ Nhị. Đền thờ Hưng Đại đại vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi quân Nguyên dưới thời Trần.
Hàng năm tại đền có tổ chức các ngày đại lễ như: ngày 20/1 âm lịch là lễ Thượng Nguyên dâng sao, ngày 3/3 âm lịch là tiệc Mẫu, ngày 8/4 âm lịch là lễ vào hè, ngày 8/7 âm lịch là lễ tán hạ, ngày 8/12 âm lịch là lễ Tất niên.
>>>>>Xem thêm: Mách bạn 15 địa điểm du lịch Cần Thơ vừa miễn phí vừa đẹp nao lòng
Trên đây là 4 ngôi đền được mệnh danh là Lạng Sơn tứ trấn, là những địa điểm linh thiêng án ngữ 4 phương của vùng đất xứ Lạng. Thông tin trong bài viết được tham khảo từ TS. Hoàng Văn Páo, Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn.
Mời các bạn đón đọc những thông tin thú vị về du lịch tại đây:
- Các “thánh địa” của Tứ bất tử trên đất nước Việt Nam – Biểu tượng trường tồn bất diệt trong văn hóa truyền thống
Các bạn hãy đón đọc Kinhnghiem247.edu.vn để cập những những tin tức mới nhất về du lịch Việt Nam tại mục Du lịch nhé.