Khai mạc vào ngày 15/1, đến nay, Phố ông đồ với không khí đậm chất Tết xưa ở Sài Gòn đang thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến chơi, chụp ảnh, nhất là các bạn trẻ, nhiếp ảnh gia cùng các người mẫu của mình. Ai nấy áo dài, áo màu sặc sỡ khiến cả vùng trời hoa mai, hoa đào, câu đối đỏ càng nhộn nhịp hơn để chuẩn bị đón năm mới về.
Bạn đang đọc: Phố ông đồ Sài Gòn: Nhộn nhịp góc phố của Tết Việt xưa
Phố ông đồ ở đâu?
Phố ông đồ nằm trước Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, khu vực góc đường Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai, diễn ra vào 15/1 đến 27/1. Cứ mỗi năm, khu này trang trí rực rỡ với hoa mai, hoa đào cùng những bàn xin chữ của các ông đồ đã tạo được không khí đậm chất Tết cổ truyền. Cả con đường như khoác lên mình một chiếc áo mới tươi vui, rộn ràng, nhộn nhịp hẳn lên khác với thường ngày như níu chân mọi du khách trong và ngoài nước đến chơi, cùng chiêm ngưỡng mùa xuân tràn đầy sức sống giữa lòng Sài thành phồn hoa, tươi đẹp.
Bạn có thể đi xe máy đến Nhà văn hóa Thanh Niên TP.HCM hoặc bắt xe bus số 06 đi từ bến xe Chợ Lớn, xe sẽ chạy ngang Phố Ông đồ (giá vé: 6000 đồng/lượt).
Xem bản đồ đi Phố ông đồ – Nhà văn hóa Thanh niên tại đây
Nhộn nhịp giữa không khí Tết xưa ở Phố ông đồ
Dạo dọc phố này, chắc hẳn bạn sẽ thấy trong lòng nôn nao, hân hoan khi ngày tết đang dần chạm ngõ, mà nơi đây, tết đã về thực sự. Những cô gái xinh xắn trong áo dài cách tân thướt tha với váy, những tay nhiếp ảnh sành sỏi, thông thạo cho ra đời ngay những bức ảnh đẹp nhất, đâu đó cũng không ít bạn trẻ váy áo xinh xắn cũng tranh thủ bắt ngay những khoảnh khắc thú vị. Tất cả đều sẽ khiến bạn muốn hòa mình vào không khí nhộn nhịp đó ngay lập tức.
Không chỉ có các bạn trẻ, mẫu hay nhiếp ảnh mà cả những em bé cũng được ba mẹ diện quần áo đẹp đến chụp hình, dạo phố. Cả con đường càng trở nên tấp nập và rộn ràng hơn bao giờ hết.
Tìm hiểu thêm: Từ A-Z về Phố cổ Hội An – Thành phố bị thời gian lãng quên?
Khó có ngôn từ nào diễn tả hết được cảm xúc khi đến đây. Vừa lâng lâng, vui sướng vừa rất thích thú khi tận mắt nhìn thấy những gian hàng bày ra bao nhiêu là chữ đẹp, cả tranh vẽ liền tay cực sắc sảo. Các “Ông đồ” ở đây đủ mọi lứa tuổi chứ không chỉ là những ông đồ già như trong bài thơ của Vũ Đình Liên chúng ta từng đọc, từng học qua.
>>>>>Xem thêm: Ghé thăm Los Olivos – thị trấn rượu vang nhỏ xinh ở phía Tây nước Mỹ
Nhìn những ông đồ “có tuổi” đang say sưa cho chữ, không biết có ai còn nhớ những câu thơ của Vũ Đình Liên:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua”
Phố ông đồ như gói cả hồn tết của dân tộc vào trong đấy, để tất cả những người con sau này luôn nhớ về cội nguồn của mình, nhớ thư pháp, nhớ chữ đẹp. Chỉ mong sao Tết cổ truyền mãi có chỗ đứng vững của nó, đừng vì những lý lẽ nào khác của thời đại mà “hòa trộn” Tết âm với Tết dương. Lúc ấy, phố ông đồ dù có tồn tại thì lớp trẻ ngày sau sẽ chẳng còn biết tết của ông bà diễn ra như thế nào, rồi chúng ta lại phải hỏi “Những người muôn năm cũ – Hồn ở đâu bây giờ?”!