Tại đây có bán ký ức Đà Lạt – Những quán cà phê đi cùng năm tháng!

Những kí ức của Đà Lạt xưa luôn in sâu vào trái tim của lữ khách và người dân nơi đây. Đà Lạt, bằng cách này hay cách khác, luôn có những điều để khiến trái tim người lữ khách vấn vương mãi chẳng muốn rời…

Bạn đang đọc: Tại đây có bán ký ức Đà Lạt – Những quán cà phê đi cùng năm tháng!

Từ nhịp sống bình bình chậm rãi đến những bữa ăn bên bếp than hồng công phu, hay tách cà phê nhỏ để nhâm nhi cũng trở nên đậm đà giữa thời tiết se se lạnh. Những quán cà phê bé nhỏ trên mảnh đất đầy trữ tình của phố núi, tồn tại trên dưới hơn nửa thế kỉ, lưu giữ kỷ niệm của biết bao thế hệ người Đà Lạt, tạo nên những nét đặc trưng riêng như khắc sâu vào những tâm hồn ấm áp đầy những niềm vui, đầy những kỉ niệm của lữ khách bốn phương về những tháng ngày xưa cũ…

1. Cà phê vợt bà Năm

Tại đây có bán ký ức Đà Lạt – Những quán cà phê đi cùng năm tháng!

Cà phê vợt bà Năm (Ảnh: Internet).

Quán cà phê lâu đời gắn liền với nhiều kỉ niệm, những tiếng cười của khách bốn phương, những cuộc trò chuyện hằng ngày của những “gương mặt thân quen” đã tạo nên một không gian khó quên cũng khó rời.

Ai từng ghé qua quán chắc sẽ không quên nét cần mẫn đong đầy từng giọt cà phê đặc quánh thơm lừng cho khách của bà Năm. Ngồi quán không chỉ thưởng thức cốc cà phê ấm nóng mà còn ôn lại những kỉ niệm, những khoảnh khắc bình yên của Đà Lạt còn sót lại… Quán cà phê bà Năm, nét bình dị cho Đà Lạt đến tận hôm nay – Đà Lạt và ly cà phê vợt…

2. Cà phê Tùng

Tại đây có bán ký ức Đà Lạt – Những quán cà phê đi cùng năm tháng!

Cà phê Tùng (Ảnh: Internet).

“Vùng kí ức xưa của Đà Lạt”, cà phê Tùng như một điểm nhấn xưa cũ nhuốm màu thời gian trong cuốn phim yên bình của thành phố ngàn hoa. Ngày nay lữ khách đến thăm Đà Lạt không thể không ghé qua quán cà phê này.

Không gian riêng tư ấm áp thanh lịch pha chút nét văn hóa của phương Tây với những chiếc ghế bọc da màu nâu bền bỉ đi cùng những chiếc bàn bọc mica màu trắng. Hình ảnh có vẻ đơn giản nhưng lại in sâu vào trong tâm trí của những vị khách lần đầu bước chân vào quán. Âm thanh phát lên là những bản tình ca bất hủ, nhạc vàng xưa của Trịnh Công Sơn làm lay động lòng người…

Một buổi sáng của mình ở Tùng, Đà Lạt đúng là hơi lạnh thật nhưng mà lòng mình vẫn cảm thấy đủ ấm bởi 1 chiếc cà phê đã lâu năm ở cái thành phố này. Cà phê Tùng là thế, đã đi vào lòng người từ những điều giản dị để lại cho vị khách những cảm giác khó quên, có chút gì đáng nhớ và lưu luyến nơi đây.

3. Nguyệt Vọng Lầu

Tìm hiểu thêm: Kinh nghiệm du lịch Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam thú vị

Tại đây có bán ký ức Đà Lạt – Những quán cà phê đi cùng năm tháng!
Nguyệt Vọng Lầu (Ảnh: Internet).

Nguyệt Vọng Lầu đã gắn liền với thời thanh xuân của nhiều người dân Đà Lạt. Khi mới mở, địa điểm này là tiệm hủ tíu Nam Vang ở tầng một, tiệm chè ở tầng 2. Mãi cho đến năm 1975, quán được chính thức đổi tên thành “Nguyệt Vọng Lầu” và trở thành một trong những tiệm ăn uống quen thuộc nhất thời bấy giờ.

Khi xưa, nơi này là góc quan sát lý tưởng để thưởng thức những cung đường và khung cảnh Đà Lạt thơ mộng tuyệt đẹp. Tuy nhiên theo thời gian, quán đóng cửa không lí do và đã trở thành “căn nhà màu đỏ bị ngủ quên” giữa con đường Đà Lạt.

Tại đây có bán ký ức Đà Lạt – Những quán cà phê đi cùng năm tháng!

>>>>>Xem thêm: Khám phá Mù Cang Chải, “thánh đường” của giới phượt

Nguyệt Vọng Lầu của ngày hôm nay (Ảnh: Internet).

Những năm 1972, Nguyệt Vọng Lầu là nơi quen thuộc để người dân nơi đây có thể vừa ngắm phố, vừa nhâm nhi chén chè nóng và món xôi xiêm nước cốt dừa béo ngậy. Và đến hôm nay Nguyệt Vọng Lầu trong mắt kẻ thích lang thang ngắm Đà Lạt đã tỉnh giấc và trở thành quán cà phê hiện đại để các bạn trẻ có thể chụp ảnh vui chơi mỗi khi có dịp về thăm Đà Lạt

Bạn đã ghé thăm những “vùng kí ức” nào của Đà Lạt rồi? Hãy chia sẻ cho chúng mình ở phần bình luận nhé!

Mời bạn xem thêm những bài viết liên quan của Kinhnghiem247.edu.vn:

Hãy đón xem Kinhnghiem247.edu.vn mỗi ngày để nhận được nhiều thông tin thú vị cho cuộc sống bạn nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *