Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những nhà thờ vô cùng độc đáo bởi Nhà thờ được xây dựng gần như hoàn toàn bằng gỗ nhưng đến ngày nay vẫn gần như nguyên vẹn. Ngày hôm nay chúng ta hãy cùng tham quan và khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum đặc biệt này nhé.
Bạn đang đọc: Tham quan khám phá Nhà thờ gỗ Kon Tum hơn trăm tuổi vẫn được bảo tồn nguyên vẹn
Tên gọi và vị trí của Nhà thờ gỗ Kon Tum
Nhà thờ gỗ Kon Tum là ngôi nhà thờ Công giáo với tên gọi chính thức là Nhà thờ chính tòa Kon Tum, là một trong những ngôi nhà thờ có tuổi đời lâu nhất của vùng Tây Nguyên. Nhà thờ tọa lạc tại số 13, đường Nguyễn Huệ, phường Thống Nhất, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Đây vừa là nơi sinh hoạt tôn giáo của các tín hữu Công giáo vừa là địa điểm được nhiều du khách ghé thăm khi có dịp đến với phố núi Kon Tum.
Vài nét về lịch sử ra đời của Nhà thờ gỗ Kon Tum
Nhà thờ gỗ Kon Tum được linh mục người Pháp Jos. Décrouille thiết kế và khởi xướng thi công. Việc xây dựng được bắt đầu từ 7/4/1913, trải qua gần 5 năm thi công ngôi thánh đường này đã được cung hiến và khánh thành vào ngày 6/1/1918. Kể từ đó đến nay đã trải qua hơn 100 năm nhưng ngôi thánh đường này vẫn gần như nguyên vẹn và là một nhân chứng cho dòng lịch sử.
Tìm hiểu về kiến trúc của Nhà thờ gỗ Kon Tum
Vì là nhà thờ của người Công giáo nên ngôi thánh đường này được thiết kế mang phong cách Gothic của Roma, nhưng điểm mới lạ ở đây chính là sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật kiến trúc phương Tây với nét đẹp văn hóa Việt Nam, giữa phong cách Công giáo với bản sắc của các dân tộc đồng bào vùng Tây Nguyên.
Một điểm đặc biệt của ngôi nhà thờ này khác hẳn với nhiều nhà thờ khác đó chính là nhà thờ không được xây dựng bằng gạch, đá, xi-măng,… thông thường mà lại được xây dựng gần như hoàn toàn bằng gỗ cà chít – một loại gỗ đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên và được thi công bởi những người thợ mộc lành nghề, nhiều kinh nghiệm ở Bình Định và Quãng Ngãi. Cũng chính vì lẽ đó mà thay vì gọi là nhà thờ Chính tòa Kon Tum, đa phần mọi người đều gọi là nhà thờ gỗ Kon Tum.
Nhà thờ gỗ Kon Tum được xây dựng trên một mảnh đất có diện tích hơn 1.200 m². Khi nhìn từ bên ngoài vào, nơi đây toát lên vẻ cổ kính bởi gam màu sẫm của gỗ và gạch ngói dưới dòng chảy của thời gian.
Chính giữa nhà thờ là tháp chuông cao khoảng 25m với 4 tầng. Hai bên là hai dãy hành lang dài và rộng, nhô cao và dốc được lấy cảm hứng từ nhà rông của người dân tộc Bana.
Khác hẳn với sự cổ kính bên ngoài, khung cảnh bên trong là một không gian hoàn toàn khác đầy sự uy nghiêm và thiêng liêng của một nơi thờ phụng. Với kiến trúc có nhiều mái vòm cao vút, uốn cong tạo cho du khách tham quan một không gian vô cùng thoáng đạt. Các họa tiết bên trong ngôi thánh đường này cũng vô cùng tỉ mỉ, công phu sẽ làm cho du khách choáng ngợp với vẻ đẹp hoành tráng và lộng lẫy này. Trên cung thánh là bàn thờ và có đặt Thánh Giá, tượng Mẹ Maria. Ở phía dưới là những hàng ghế dài phục vụ cho việc thờ phụng và cầu nguyện của giáo dân. Tất cả tạo nên sự hài hòa và thống nhất.
Tìm hiểu thêm: Cuối tuần ở Sài Gòn chơi gì? Tổng hợp 5 hoạt động vui chơi giải trí cuối tuần tại Sài Gòn
Ngoài ra trong khuôn viên nhà thờ có đặt tượng Đức cha Martial Jannin Phước – người đã có công rất lớn trong việc truyền đạo lên Tây Nguyên nói chung và thiết lập Giáo phận Kon Tum nói riêng.
>>>>>Xem thêm: Luang Prabang – Một điểm đến đáng chú ý của Lào
Trải qua nhiều biến động thăm trầm của chiều dài lịch sử, nhà thờ gỗ Kon Tum vẫn vững bền và ngày càng được nhiều người biết đến bởi sự cổ kính, thiêng liêng. Hiện nay, nhà thờ gỗ Kon Tum luôn rộng mở đón chào du khách từ khắp nơi cả trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu.
Trên đây là một vài nét chính của Nhà thờ gỗ Kon Tum. Khi có dịp ghé đến mảnh đất Kon Tum đừng bỏ lỡ ngôi thánh đường cổ kính này nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, nếu có ý kiến đóng góp hãy bình luận phía bên dưới. Thân ái!
Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan:
Hãy theo dõi Kinhnghiem247.edu.vn để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!