Bhutan, đất nước hạnh phúc nhất thế giới, vừa cho khánh thành một con đường mòn mới dài hơn 400 km đi xuyên qua quốc gia này, đã thu hút khách du lịch từ nhiều nơi trên thế giới đổ về để chiêm ngưỡng những đỉnh núi hùng vĩ, cùng những khu rừng rậm rạp, pháo đài cổ và những cánh đồng lúa bậc thang bật ngàn. Vẻ đẹp của Bhutan hiện lên trước mắt!
Bạn đang đọc: Vẻ đẹp của con đường mòn xuyên Bhutan: Đất nước hạnh phúc nhất thế giới
Đối với những khách du lịch yêu thích trải nghiệm và khám phá văn hóa, thiên nhiên và lịch sử của một quốc gia, chắc hẳn Bhutan là một thiên đường lý tưởng cho những chuyến đi bộ đường mòn, băng qua những thung lũng rừng sâu và những ngôi làng bình dị bên trong các hẻm núi. Trong khi đó, đối với người dân Bhutan, con đường mòn là biểu tượng của sự tái sinh.
Đường mòn xuyên Bhutan
Vào ngày 28 tháng 9, Hoàng tử Jigyel Ugyen Wangchuck đã khánh thành Đường mòn Xuyên Bhutan (sau đây sẽ được gọi tắt là TBT), một tuyến đường leo núi mới dài hơn 400 km, vào thời điểm mà người ta cảm thấy giống như một thời khắc định mệnh đối với Bhutan. TBT đi theo lộ trình từng là huyết mạch trung tâm của Bhutan, một đại lộ dành cho các thương nhân và nhà sư.
Vào những năm 1960, khi ông nội của vị vua hiện tại khởi xướng giai đoạn hiện đại hóa dự kiến đầu tiên của Bhutan, việc xây dựng một đường cao tốc đông-tây khiến đường mòn trở nên dư thừa và con đường cũ không được sử dụng. Kể từ năm 2019, và đặc biệt là trong 30 tháng đóng cửa vì COVID của Bhutan, 900 công nhân được cho nghỉ phép và một nghìn tình nguyện viên đã xây dựng lại toàn bộ chiều dài của con đường, dọn sạch thảm thực vật, xây cầu gỗ và quét sơn trắng lên vỏ cây.
Vài ngày trước đó, vương quốc phía đông Himalaya, nằm giữa các nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc và Ấn Độ, đã mở cửa lại biên giới sau hai năm rưỡi đóng cửa vì đại dịch COVID-19. Nhưng một quốc gia yên bình như thế mở của cho du lịch đã dấy lên một câu hỏi nghi ngờ rằng: Liệu Bhutan có thực sự nên mở cửa với thế giới hay không?
Một phần chiến lược mới của quốc gia này cũng xuất hiện nhiều rào cản khi quyết định xây dựng tuyến đường này, đó là thuế du lịch sẽ tăng lên, thay vì chỉ 65 USD cho một chuyến đi trước dịch thì giờ đây thuế du lịch đã tăng lên đáng kể là 200 USD. Con đường TBT gần như chia đôi toàn bộ đất nước từ Haa ở phía tây đến vùng Trashigang ở phía đông. Con đường này được xây dựng nhằm thu hút khách du khách, cũng như giảm tình trạng quá tải tại các khu vực thung lũng ở phía tây đất nước, vốn đã rất nổi tiếng trước đó. Bên cạnh đó, con đường này còn nhằm mục đích kết nối khách du lịch đến những vùng xa xôi hẻo lánh của đất nước, nơi thiếu cơ hội khiến những người trẻ đầy khát vọng rời bỏ quê hương để theo đuổi công việc ở thành phố hoặc nước ngoài. Điều này sẽ giúp tạo công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy du lịch và thương mại, phát triển đất nước.
Sam Blyth, người sáng lập Quỹ Bhutan Canada , một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Toronto, người đã hình thành ý tưởng này vào năm 2018, cho biết: “Đây hoàn toàn không phải là một con đường dành cho khách du lịch. Đó là một trong những kho báu đã mất của Bhutan.”
Ngắm nhìn những khu rừng và pháo đài cổ ở Bhutan
Khách du lịch có thể đặt chỗ qua cơ quan Đường mòn xuyên Bhutan, họ sẽ được chỉ định một người lái xe vận chuyển hành lý đến chỗ ở vào đêm hôm sau, và người này cũng có thể chở những người đi bộ đường dài đến chặng tiếp theo. Điều này cho phép khách du lịch chọn chặng nào họ muốn đi bộ và chặng nào sẽ lái xe, dựa trên độ khó của đường mòn, điểm tham quan trong khu vực hoặc điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Trên một đoạn của Đường mòn TBT, ngay phía đông thủ đô Thimpu của đất nước, con đường xuyên qua những khu rừng nguyên sinh gồm cây độc cần, cây tuyết tùng và cây đỗ quyên. Con đường mòn băng qua một đường dốc dài 3,5 km, chuyển sang khu rừng cây lá rộng. Những sợi dây chuyền bằng địa y màu ngọc bích treo trên cành phong.
Đoạn đường này, từ đèo Dochu La xuống đến làng Toeb Chandana, tiêu biểu cho cảnh quan đặc trưng của đất nước “hạnh phúc nhất thế giới”: không phải là Bhutan của những ngọn núi tuyết phủ dày, mà là đất nước dưới chân đồi của những pháo đài cổ, tu viện Phật giáo, những chòm nhà rông truyền thống và những cánh đồng lúa bậc thang. Hầu hết trong số 28 chặng của đường mòn chạy qua những khu rừng rậm rạp, có cả cây lá kim và cây rụng lá, chiếm 71% diện tích đất nước.
Con đường rơi vào một hẻm núi khắc sâu. Mọi cành cây đều được trang trí bằng rêu và dương xỉ mờ. Những con nhện Joro với phần bụng sọc vàng và đen ngồi bất động trong những hàng mạng nhện bên vệ đường. Đi dọc con đường, du khách có thể cảm nhận những âm thanh của thiên nhiên: tiếng chim và tiếng dế.
Tìm hiểu thêm: Khám phá Hang Động Kim Cương ở bãi biển Railay cho chuyến du lịch Thái Lan đáng nhớ
Khi đi dần về vùng đất ở phía đông của đất nước, như tỉnh Bumthang, những khu rừng dốc nhường chỗ cho những đồng cỏ rộng mở, giống như một tấm vải nhàu nát được kéo phẳng nhẹ nhàng. Du khách có thể nhìn thấy một hệ động vật thảo nguyên tại khu vực này, những con bò tây tạng trong bộ lông nửa mùa đông đang nhai những bụi cỏ trên sườn núi. Ở vùng ngoại ô của Công viên Quốc gia Jigme Singye Wangchuck, những đàn voọc xám gồm hàng trăm con đùa vui với nhau ở hai bên vệ đường.
Khi tiến đến ngôi làng Gyetsa, nơi chặng thứ 16 của TBT dẫn du khách leo đều đặn qua những rừng thông xanh. Thế giới bên ngoài có thể biết đến Bhutan như một quốc gia của những ngọn núi cao chót vót, nơi phủ đầy lớp băng tuyết quanh năm, nhưng những khu rừng, hay các vườn quốc gia bao phủ gần như nửa diện tích của đất nước này. Sự phong phú của các loại cây, với hệ sinh thái vô cùng phong phú, cùng với ngành công nghiệp thủy điện quan trọng, đã chứng minh rằng Bhutan là một trong những quốc gia trong lành nhất thế giới.
Bhutan: Đằng sau danh hiệu “quốc gia hạnh phúc nhất thế giới”
Mặc dù được xem như là một quốc gia hạnh phúc nhất thế giới với sự bảo toàn văn hóa trọn vẹn, Bhutan đang phải vật lộn với những biến động xã hội, giống như bất kỳ nơi nào khác. Thủ đô Thimpu đang trải qua thời kỳ bùng nổ về mặt xây dựng. Việc kinh tế và du lịch phát triển cũng kéo theo những đòi hòi cao về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn lực công nghệ cao.
Du lịch cũng đang trong quá trình chuyển đổi. Thuế du lịch mới 200 USD hàng ngày đặt Bhutan vào trường hợp có thể mất đi những khách hàng tiềm năng. Đất nước này luôn là điểm tựa cho mô hình “giá trị cao, tác động thấp” và các khu nghỉ dưỡng quốc tế cao cấp đã có chỗ đứng tại đây. Chỗ ở đắt nhất của đất nước có thể tính phí lên đến 2.000 đô la một đêm.
Tuy nhiên, trước COVID-19, lượng khách du lịch ngày càng tăng đã đạt đến công suất. Vào năm 2019, khi số lượng du khách đạt 316.000, cơ sở hạ tầng hiện có của các khách sạn ba sao mộc mạc, được xây dựng kể từ khi những khách du lịch đầu tiên đến cách đây gần 50 năm, đã yếu đi theo nhu cầu. Những con đường ngày đêm sầm sập với những đoàn xe buýt du lịch, giữa những lo ngại rằng Bhutan có thể đang trên đường bắt chước tình trạng du lịch quá mức, tương tự như Nepal.
“Các di tích đang dần bị phá hủy. Người dân địa phương không thể vào Tiger’s Nest.” Carissa Niamh, thành viên của Tổng cục Du lịch Bhutan, đề cập đến các tu viện bên vách đá ở Thung lũng Paro. Việc tăng thuế là một nỗ lực của chính phủ để điều chỉnh lại điểm hấp dẫn, khi chính quyền tìm cách cân bằng lợi ích kinh tế của du lịch với bảo tồn văn hóa và môi trường. “Có lo lắng, vâng, nhưng tôi cũng nhìn thấy cơ hội.” Jamyang Chhopel, chủ sở hữu của Khu nghỉ dưỡng Yangkhil ở Trongsa, nói. “Theo quy định cũ, mọi thứ sẽ thông qua một đại lý. Bây giờ chúng tôi có thể nhận đặt phòng trực tiếp.”
>>>>>Xem thêm: Những địa danh du lịch tuyệt đẹp ở Philippines
Liệu quốc gia xinh đẹp này có thể duy trì được vẻ đẹp như vậy khi đối mặt với sự xâm lấn của sự hiện đại hay không? Chúng ta đều khó có thể biết được, nhưng những chính sách về du lịch mới và sự hình thành của con đường mòn đã đưa Bhutan tiến vào một thời đại mới.
Đọc thêm các bài viết cùng chủ đề: