Việt Nam tạm thời công nhận hộ chiếu vắc xin – Mở đường cho du lịch “bình thường mới”

Chiều ngày 21/10/2021, bà Lê Thị Thu Hằng là người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết Chính phủ Việt Nam tạm thời công nhận hộ chiếu vắc xin của 72 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là bước tiến quan trọng để bắt đầu cuộc sống “bình thường mới” của Việt Nam và thế giới, đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với ngành du lịch.

Bạn đang đọc: Việt Nam tạm thời công nhận hộ chiếu vắc xin – Mở đường cho du lịch “bình thường mới”

Hộ chiếu vắc xin là gì?

Hộ chiếu vaccine COVID-19 được hiểu là sổ hộ chiếu chứng minh bạn đã được tiêm chủng đầy đủ số liều vaccine COVID-19 theo quy định, đạt miễn dịch đầy đủ theo luật phòng chống bệnh truyền nhiễm và các quy định của ngành y tế thế giới.

Việt Nam tạm thời công nhận hộ chiếu vắc xin – Mở đường cho du lịch “bình thường mới”

Hộ chiếu vaccine cho phép đi lại giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trong thời kỳ bình thường mới (Ảnh: Internet).

Khi có hộ chiếu vaccine, bạn có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động bị hạn chế do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại những quốc gia chấp thuận sử dụng nó, bao gồm:

  • Đi du lịch nước ngoài, tới những nước đã mở cửa trở lại và chấp nhận hộ chiếu vaccine.
  • Tham gia các hoạt động tụ tập đông người như đi club, sự kiện âm nhạc, xem phim, hội thảo…
  • Tham gia các sự kiện ngoài trời như các sự kiện kinh doanh, lễ hội…

Việt Nam đã chấp nhận hộ chiếu vắc xin cho các quốc gia và vùng lãnh thổ nào?

Dưới đây là danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ mà người dân từ đó có thể tới Việt Nam nếu có hộ chiếu vắc xin:

1. Cộng hòa Ba Lan 25. Tây Ban Nha 49. Hungary
2. Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất 26. Đan Mạch 50. Belarus
3. Hàn Quốc 27. Mỹ 51. Cam pu chia
4. Kazakhstan 28. Italia 52. Algeria
5. Mông Cổ 29. Bulgaria 53. Indonesia
6. Oman 30. Slovakia 54. Nepal
7. Thái Lan 31. Na Uy 55. Mexico
8. Nhật Bản 32. Thụy Điển 56. Bolivia
9. Romania 33. Israel 57. Croatia
10. New Zealand 34. Pháp 58. Iceland
11. Brazil 35. Thổ Nhĩ Kỳ 59. Bồ Đào Nha
12. Sri Lanka 36. Azerbaijan 60. Turkmenistan
13. Cộng hòa Séc 37. Ấn Độ 61. Palestine
14. Ma rốc (Morocco) 38. Thụy Sĩ 62. Qatar
15. Ả Rập Xê Út 39. Trung Quốc 63. Libya
16. Armenia 40. Pakistan 64. Ai Cập
17. Đức 41. Ireland 65. Timor Leste
18. Nga 42. Hy Lạp 66. Ukraine
19. Anh 43. Cô oét (Kuwait) 67. Philippines
20. Áo 44. Colombia 68. Malaysia
21. San Marino 45. Hà Lan 69. Luxembourg
22. Lào 46. Australia 70. Argentina
23. Singapore 47. Phần Lan 71. Hashemite Jordani
24. Bỉ 48. Đài Loan 72. Brunei Darussalam

Tìm hiểu thêm: 5-homestay Vũng Tàu: Xanh mát phong cách tropical vùng biển cực chill

Việt Nam tạm thời công nhận hộ chiếu vắc xin – Mở đường cho du lịch “bình thường mới”
Hộ chiếu vắc xin – mở đường cho du lịch (Nguồn: Internet).

Điều kiện để nhập cảnh vào Việt Nam là gì?

Tùy theo từng quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam yêu cầu có những loại giấy tờ riêng, điều này được xác định dựa trên những nghiên cứu cụ thể về mặt y tế. Các loại giấy tờ này bao gồm: Giấy chứng nhận tiêm chủng; Hộ chiếu điện tử; Chứng chỉ du lịch quốc tế; Hồ sơ y tế tiêm chủng; Thẻ chứng nhận tiêm chủng; Chứng nhận khỏi bệnh COVID-19; Chứng nhận miễn dịch; Thẻ ghi nhớ tiêm chủng vắc xin COVID-19; Giấy chuẩn đoán; Số tiêm chủng quốc tế, v.v.

Việt Nam tạm thời công nhận hộ chiếu vắc xin – Mở đường cho du lịch “bình thường mới”

>>>>>Xem thêm: 5 trải nghiệm “bằng giá nào cũng phải thử” khi du lịch Phú Quốc

Chứng nhận tiêm chủng vắc xin COVID-19 (Nguồn: Internet).

Khi vào Việt Nam, người nhập cảnh sẽ phải tuân thủ những quy định phòng dịch do chính phủ đề ra, trong đó quan trọng nhất là thực hiện cách ly tập trung 7 ngày, sau đó thực hiện theo các hướng dẫn của cơ quan y tế.

Hiện nay hộ chiếu vắc xin của Việt Nam cũng đã được một số nước công nhận và cho phép nhập cảnh. Theo thông tin của Chính phủ thì Bộ Ngoại giao đang xúc tiến trao đổi với gần 80 quốc gia để cùng nhau công nhận hộ chiếu vắc xin. Ngoài ra Thủ tướng Chính phủ cũng cho biết trong thời gian tới Nhà nước Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho lao động, chuyên gia, nhà đầu tư và một số đối tượng đặc thù khác nhập cảnh vào Việt Nam để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.

Mời bạn đọc thêm các bài viết cùng chủ đề tại đây:

Mời các bạn đón đọc Kinhnghiem247.edu.vn để cập nhật thường xuyên những thông tin mới và bổ ích.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *