Dãy núi Himalaya là một dãy núi hùng vĩ bậc nhất trên thế giới, nơi sở hữu đỉnh núi Everest – “nóc nhà” của thế giới. Với phạm vi trải dài 1.500 dặm (tương đương 2.400 km) dọc theo phần đông bắc của Ấn Độ, đi qua Pakistan, Afghanistan, Trung Quốc, Bhutan và Nepal. 10 lý do sau đây sẽ khiến bạn muốn chinh phục dãy núi Himalaya ngay lập tức!
Bạn đang đọc: 10 lý do khiến bạn muốn chinh phục dãy núi Himalaya
Sự thật về dãy núi Himalaya
Là một trong những dãy núi trẻ nhất, dãy Himalaya là nơi có nhiều ngọn núi cao nhất, bao gồm cả Everest. Ở độ cao 8.850 mét, Everest là ngọn núi cao nhất trên trái đất và là một trong những ngọn núi thần bí nhất. Nó dường như có sự mê hoặc to lớn đối với những người leo núi để cố gắng chinh phục đỉnh núi, ngay cả khi họ biết có thể xảy ra những rủi ro lớn..
Himalaya không chỉ là một dãy núi cao bình thường mà còn là nơi tập hợp, giao thoa của các nền văn hóa lớn tại châu Á. Đối với người dân ở những vùng này, dãy Himalaya không chỉ là một địa danh vô nghĩa. Cái tên Himalaya có nghĩa là “nơi ở của tuyết”, và nó cũng là nơi ở của Thần Shiva – một trong những vị thần chính của Ấn Độ – và nhiều vị thần khác nữa trong văn hóa tín ngưỡng của họ.
Có rất nhiều lý do chính đáng để đến du khách chinh phục dãy núi xinh đẹp và huyền bí này – đặc biệt khi ngày nay rất nhiều nơi trên thế giới đang gặp tình trạng quá tải về khách du lịch hoặc bị ô nhiễm và phát triển quá mức. Bạn có thể thử tham gia một chuyến đi bộ đường dài men theo các con đường mòn xuyên quay dãy núi, miễn là có sự hướng dẫn của hướng dẫn viên – chẳng hạn như chuyến đi vòng quanh Annapurna ở Nepal.
10 lý do khiến bạn muốn chinh phục dãy núi Himalaya
1. Phong cảnh hùng vĩ
Được xem như là dãy núi hùng vĩ nhất hành tinh, dãy Himalaya mang trong mình những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Nhiều nhiếp ảnh gia trên khắp thế giới đổ xô đến khu vực này chỉ vì lý do chụp những bức ảnh.
Khi mặt trời mọc lên hoặc lặn đi, du khách có thể nhìn thấy các đỉnh núi màu trắng phát sáng nhiều màu dưới ánh sáng xuyên qua của ánh mặt trời – chẳng hạn như từ Đồi Tiger bên ngoài Darjeeling. Và một số nơi khác, chẳng hạn như Thung lũng Hoa huyền thoại ở Uttarakhand, Ấn Độ, mang một vẻ đẹp khó tả.
2. Con người thân thiện
Ở Ấn Độ, người miền núi luôn được ca ngợi và biết đến về những đức tính thân thiện và giản dị của họ. Nếu bạn ghé thăm dãy Himalaya từ Ấn Độ, chắc chắn rằng nơi đây là một trong những khu vực an toàn nhất.
Những ngôi làng duyên dáng, các trung tâm hành hương tâm linh và các nhà điều hành du lịch mạo hiểm nằm rải rác trong khu vực này và cung cấp các dịch vụ nơi ở an toàn cho du khách.
3. Leo núi và đi bộ đường dài
Dãy Himalaya chạy qua Nepal, một trong những điểm đến đi bộ đường dài hàng đầu thế giới. Cũng có một số tuyến đường đi bộ đường dài ở Ấn Độ, đặc biệt là ở Ladakh, Himachal Pradesh và Uttarakhand. Những tuyến đường đi bộ này còn khá hoang sơ và chưa có nhiều người chinh phục, chúng có thể uốn lượn qua những dãy núi và mang đến một tầm nhìn tuyệt vời mà không phải ai cũng có thể thưởng ngoạn được.
Du khách khi đến thăm Himalaya có thể tự do lựa chọn các tuyến đường đi bộ và leo núi, từ chỉ trong một ngày, thậm chí đến vài ngày đến những địa điểm cao hơn trên dãy núi, miễn là được chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và thức ăn cho chuyến chinh phục này.
4. Nơi khai sinh của Yoga
Thần Shiva, vị thần được cho là đang sống trên núi Kailash ở dãy Himalaya, được coi là người thầy Yoga đầu tiên, khi ông dạy triết lý này cho người phối ngẫu của mình là Parvati. Trong thời gian gần đây, các giáo viên dạy Yoga được biết đến như những bậc thầy giác ngộ và tu luyện từ các hang động ở dãy Himalaya.
Và kể từ khi The Beatles đến thăm vào năm 1968, Rishikesh đã được biết đến trên toàn thế giới như một trung tâm Yoga và thiền định. Kể từ thuở sơ khai của nền văn mình loài người, dãy Himalaya và sự phát triển của Yoga về bản chất đã được liên kết với nhau – và đây là nơi lý tưởng để thực hiện một công trình nghiên cứu nghiêm túc về nghệ thuật và khoa học cổ xưa này.
5. Tâm linh và các vị thần
Tìm hiểu thêm: Bora Bora – Thiên đường nghỉ dưỡng
Đối với những người tin và thần linh và tâm linh, dãy Himalaya là một vùng đất linh thiêng. Nơi đây có những thánh địa, những ngôi chùa, đạo tràng và những con đường hành hương từ nơi này đến nơi khác, kể cả chân núi hay đỉnh núi. Thần Shiva của đạo Hindu được cho là sống trên núi Kailash, ngày nay thuộc Tây Tạng, Trung Quốc.
Nơi khởi nguồn của con sông Hằng (Ganges) – con sông gắn liền với nền văn hóa Ấn Độ – bắt đầu từ trên dãy Himalaya. Một trong những cuộc hành hương được tôn kính và quan trọng nhất ở Ấn Độ, được gọi là Char Dham, là chuyến thám hiểm đến thăm nơi khởi nguồn của con sông Hằng, do nhiều người sùng đạo Hindu thực hiện. Và thủ đô yoga của thế giới, Rishikesh, nằm ở phía chân đồi.
6. Quê hương của văn hóa Tây Tạng
Tây Tạng và Himalaya là vùng đất liên kết rộng lớn nằn ở phía tay Trung Quốc và bắc Ấn Độ. Nơi đây được xem là nơi khởi nguồn của văn hóa Tây Tạng, và là nơi Phật giáo Tây Tạng thịnh trị. Chính phủ của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, đang ở Dharamsala ở phía bắc Ấn Độ.
Và văn hóa của vùng Ladakh nằm ở dưới chân núi Himalaya, chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa Tây Tạng. Trên thực tế, khi đi du lịch ở Ladakh, bạn có thể nhầm lẫn rằng bạn đang thực sự ở Tây Tạng, chứ không phải là Ấn Độ.
7. Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên
Dãy núi Himalaya gồ ghề, xa xôi và phần lớn con người chưa thể tiếp cận được toàn bộ dãy núi. Điều này đã góp phần bảo tồn và giữ gìn môi trường sống của động thực vật nơi đây gần như nguyên sơ như lúc ban đầu và là trọng tâm của các nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái.
Các nhà nghiên cứu về động vật hoang dã, những người đi bộ đường dài, những người yêu động vật và các nhiếp ảnh gia – tất cả những người yêu thiên nhiên đổ xô đến dãy Himalaya để chinh phục và tìm hiểu về nó. Công viên Quốc gia Great Himalaya ở Himachal Pradesh, Ấn Độ là một hệ sinh thái lành mạnh với sự đa dạng sinh học phong phú và quan trọng, là một địa điểm đang được UNESCO bảo vệ.
8. Báo tuyết
Báo tuyết là một trong những loài động vật được tìm kiếm nhiều nhất và khó tiếp cận nhất trên thế giới, cũng như là loài động vật đặc hữu của vùng núi Nam Á này. Loài sinh vật xinh đẹp luôn là một loài vật được săn đón nồng nhiệt, nhưng vì một số lý do, chúng rất khó bị phát hiện.
Lý do cho sự quý hiếm của chúng là điều kiện khắc nghiệt của địa hình hiểm trở trên núi, cách chúng ngụy trang gần như hoàn toàn bằng màu sắc, hành vi (chúng có thể di chuyển quãng đường rất dài) và bản chất sống đơn độc. Hiện nay, báo tuyết cũng đang bị đe dọa về nguy cơ tuyệt chùng: người ta lo ngại chỉ còn 4.000 cá thể trong tự nhiên.
9. Động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
Mặc dù báo tuyết có thể là loài động vật lôi cuốn và thu hút du khách nhất ở dãy Himalaya, nhưng nó chắc chắn không phải là loài động vật duy nhất đang bị đe dọa, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng hoặc độc nhất duy nhất sinh sống ở vùng hiểm trở này. Ở Ấn Độ, dãy Himalaya chiếm khoảng 12% diện tích đất nước, nhưng số lượng động vật tại đây chiếm hơn 30% tổng số động vật của cả đất nước.
Đây là nơi sinh sống của 280 loài động vật có vú, 940 loài chim, 316 loài cá, 200 loài bò sát và 80 loài lưỡng cư, tổng cộng chiếm gần 28% tổng số loài động vật có xương sống của cả nước. Có 163 loài đang bị đe dọa được tìm thấy ở dãy Himalaya bao gồm voi châu Á, tê giác một sừng Ấn Độ, trâu rừng, bò hoang Tây Tạng, gấu trúc đỏ, gấu đen Himalaya và loài ăn thịt lớn nhất, hổ.
10. Các thị trấn trên dãy Himalaya
>>>>>Xem thêm: Đến Bến Tre nhớ ghé thăm cồn Phụng
Khi người Anh Raj chiếm đóng Ấn Độ, họ nhận thấy sức nóng trên vùng đồng bằng – nơi có thủ đô Delhi – và thể chịu nổi vào mùa hè. Do đó, họ đã xây dựng các thị trấn nghỉ mát nhỏ bên sườn hay ở những thung lũng trong hệ thống dãy Himalaya ở những nơi như Shimla, Mussoorie, Nainital và Darjeeling.
Cho đến ngày nay, những thị trấn quyến rũ này vẫn giữ được hương vị thời Raj và được biết đến như điểm đến của các gia đình trung lưu Ấn Độ. Tham quan và nghỉ mát tại một thị trấn trên núi ở Ấn Độ – và đặc biệt nếu bạn đi xe lửa đến Shimla hoặc Darjeeling – là điều phải làm khi đến Ấn Độ.