Không phải là hiện tượng xa lạ trên thế giới, nhưng những con đường giữa lòng đại dương vẫn tạo nên nhiều sự hứng thú cho khách du lịch. Con đường nổi tiếng đi đến lâu đài Mont Saint-Michel ở Pháp “có mùi” rất đặc biệt. Đi giữa lòng đại dương có trải nghiệm như thế nào, bạn có bao giờ thắc mắc chưa?
Bạn đang đọc: Con đường rẽ sóng “đi” giữa lòng đại dương ở Pháp
Để đến được lâu đài Mont Saint-Michel, du khách phải đi qua một con đường dài khoảng 1 km. Trước kia, khi thủy triều lên, nơi đây trông cô độc như một hòn đảo của thần linh, hoàn toàn tách biệt mình với thế giới bên ngoài. Nhìn từ xa, vẻ đẹp không với tới ấy đã thu hút bao nhiêu sự tò mò và tưởng tượng của những trái tim đất liền tha thiết khám phá.
Ngày nay, cung đường chắc chắn dành cho xe ô tô và người đi bộ đã được xây dựng với sự hiện đại của bê tông cốt thép. Tuy nhiên, khi chênh lệch thủy triều lên xuống với độ cao 15 m thì nước vẫn tràn lên lối đi, biến Mont Saint-Michel thành một lâu đài cổ tích giữa đại dương, thu hút sự si mê của rất nhiều du khách đến tham quan.
Còn một điểm thú vị làm cho Mont Saint-Michel trở nên vô cùng đặc biệt trong mắt mọi người, đó là nó luôn biến đổi theo sự biến đổi của thủy triều. Thủy triều ở đây thay đổi rất nhanh và mạnh, một năm có khoảng 53 ngày nước thủy triều lên mức đỉnh điểm, và sự lên xuống của đó chỉ “biểu diễn” trong vài tiếng đồng hồ. Chính “thái độ” của thủy triều làm cho Mont Saint-Michel lúc thì như một pháo đài cổ kính trên biển, khi thì như một lâu đài bí ẩn chìm xuống đáy đại dương.
Có lẽ cũng vì lợi thế này mà Mont Saint-Michel đã từng được coi là một pháo đài cực kì kiên cố trong cuộc chiến tranh Anh-Pháp. Cuối thời kỳ Phục Hưng đến cuộc cách mạng Pháp, có thời kỳ, Mont Saint-Michel còn trở thành nhà tù trong suốt 100 năm. Và chỉ khi đại cách mạng Pháp diễn ra, Mont Saint-Michel mới được “vinh danh” thành một nhà tù thực sự. Nhiều căn phòng ở đây đã được biến thành công xưởng “bóc lột” hàng trăm người lao động khổ sai. Hiện nay, Mont Saint-Michel vẫn còn lưu giữ những hệ thống ròng rọc dùng để vận chuyển tù nhân. Các tù nhân đứng bên trong những chiếc bánh xe lớn dùng sức làm quay bánh xe, vòng bánh xe sẽ vận chuyển tù nhân từ dưới chân đồi lên đỉnh tháp. Nhưng đến năm 1863, dưới sức ép của nhiều nhà văn như Victor Hugo, Flaubert,…Mont Saint-Michel đã bị mất chức năng “nhà tù”.
Kiến trúc Mont Saint-Michel trên đảo được xây dựng theo phong cách Gothic và đa phần được xây bằng đá. Nhìn từ ngoài vào, hòn đảo thực chất chỉ như một công trình kiến trúc hùng vĩ với một lâu đài lớn thêm vài công trình nhỏ xung quanh.
Năm 1979, hòn đảo cùng tòa lâu đài Mont Saint-Michel (chức năng là tu viện) được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Năm 2009, Unesco đã xếp di sản văn hóa này vào danh sách những di sản cần bảo vệ. Một đập nước kiên cố đã được xây dựng bắc ngang con sông hướng ra đảo nhằm ngăn chặn việc nước biển dâng dần “nhấn chìm” hòn đảo “cổ tích” này.
Trước đây đảo được nối với đất liền bằng một cây cầu đất tự nhiên, chỉ khi thủy triều rút thì cây cầu này mới hiện ra, còn bình thường muốn sang đảo phải đi bằng thuyền. Tuy nhiên bởi số lượng khách tham quan đến đảo ngày càng đông, năm 1879 chính quyền đã cho xây dựng một con đê nối từ đảo vào đất liền.
Cho đến nay, sau bao nhiêu thế kỷ, hòn đảo này không hề suy giảm sức hút mà ngày càng nổi tiếng hơn trên khắp thế giới. Gần 50 người dân sống trên đảo ngày nay sinh sống bằng nghề phục vụ và làm dịch vụ du lịch. Dịch vụ nhà hàng cũng như các dịch vụ du lịch khác trên đảo được quản lý rất chặt chẽ, bởi số lượng khách du lịch quá lớn đã và đang trở thành mối đe dọa với di sản này. Bên cạnh đó, vì là một hòn đảo nên mỗi khi nước biển dâng cao, sóng đánh ăn mòn gây ảnh hưởng nhiều đến kiến trúc của các công trình nơi đây.
Tìm hiểu thêm: Check in tại 3 địa điểm giới siêu giàu nghỉ dưỡng
Giải mã câu chuyện thần bí của lâu đài Mont Saint-Michel, khi thì “nổi”, khi thì “chìm”
Khoa học cho rằng hiện tượng này là “đảo triều”. Một hòn đảo nối với đất liền bằng một đường đắp cao (tự nhiên hoặc nhân tạo), và con đường này nổi lên khỏi mặt nước khi thuỷ triều xuống và chìm xuống khi thuỷ triều lên. Do hiện tượng này gây cho con người cảm giác thần bí nên ở một số nơi, người ta dùng đảo triều làm nơi thời phụng, ví dụ lâu đài Mont Saint-Michel ở Pháp. Ngoài ra, đảo triều là lợi thế để xây pháo đài nhờ khả năng phòng thủ tự nhiên của đảo. Ở Úc, người ta bồi đắp và phát triển đảo triều Bennelong ở Sydney thành mũi Bennelong rồi sau này xây dựng nhà hát Opera Sydney trên đó.
>>>>>Xem thêm: Khám phá 5 nhà tù “khét tiếng” ở Việt Nam thể hiện tinh thần bất khuất của các chiến sĩ năm xưa