Thả mình với cảnh đẹp Bát Xát, Lào Cai

Khám phá núi rừng là sở thích du lịch của rất nhiều người. Vì vậy, sự kết hợp mới mẻ trong mô hình du lịch này thu hút được lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Khi tham gia tour, du khách không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên trong lành, tươi mát của vùng cao mà còn được sống cùng với đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, du khách có cơ hội được tìm hiểu về phong tục tập quán và nét văn hóa đa dạng của vùng đất, con người nơi đây.

Bạn đang đọc: Thả mình với cảnh đẹp Bát Xát, Lào Cai

Dọc theo tuyến thành phố Lào Cai – Bát Xát – Sapa, 5 làng văn hóa du lịch cộng đồng đã được huyện Bát Xát (Lào Cai) xây dựng và đưa vào phục vụ du khách từ năm 2015.

1. Lao Chải

Lao Chải cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 7km. Về với Lao Chải bạn sẽ cảm nhận được cuộc sống bản làng một cách đúng nghĩa. Lao Chải nằm giữa hai dãy Hoàng Liên Sơn và núi Hàm Rồng. Đây là nơi sinh sống của rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như Mông, Dao, Tày,… Họ sinh sống và trồng trọt, chăn nuôi. Ruộng bậc thang không chỉ đóng vai trò cung cấp lương thực mà còn góp vào vẻ đẹp của vùng núi. Những thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau tạo thành khung cảnh tươi mát, như một bức tranh rộng lớn giữa núi rừng.

Thả mình với cảnh đẹp Bát Xát, Lào Cai

Ruộng bậc thang uốn quanh với màu vàng rực rỡ (Nguồn Internet)

Người dân của vùng Lao Chải còn lưu giữ rất nhiều phong tục, tập quán thú vị, họ hiền lành, chân chất và rất mến khách. Người dân sẽ gửi đến những vị khách phương xa những món đặc sản của núi rừng như rau rừng, gà bản, heo thượng,…Đặc biệt, đã đến Lao Chải, du khách sẽ không bao giờ quên được ché rượu ngô đặc sản giữa không khí se lạnh của núi rừng.

Thả mình với cảnh đẹp Bát Xát, Lào Cai

Bắp ngô thu hoạch đầy sân (Nguồn Internet)

2. Chợ Mường Hum

Thật là tiếc nếu như bạn đặt chân đến tỉnh cực bắc biên giới Lào Cai mà không ghé thăm chợ phiên Mường Hum. Phiên chợ là nơi để người dân gặp nhau, mua bán, trao đổi và vui chơi của các đồng bào dân tộc thiểu số.

Thả mình với cảnh đẹp Bát Xát, Lào Cai

Du khách nước ngoài tham quan chợ Mường Hum (Nguồn INternet)
Thả mình với cảnh đẹp Bát Xát, Lào Cai
Các mặt hàng của đồng bào (Nguồn Internet)

Chợ Mường Hum níu chân du khách vì nơi họp chợ là chốn sơn thủy hữu tình: suối nước uốn quanh vùng thung lũng xanh mát và những dãy núi bát ngát nghìn trùng ôm lấy tứ bề. Chợ thường họp vào chủ nhật hàng tuần.

Nếu có dịp ghé thăm, chắc hẳn, bạn sẽ không bao giờ quên được những chiếc váy áo, khăn đội đầu đủ màu sắc và những vòng bạc sáng lóa của các thiếu nữ H’Mông.

3. Suối tình Dền Sáng

Cặp đôi trai gái người dân tộc thiểu số thường chọn Suối tình làm nơi hẹn hò bởi khung cảnh thơ mộng với suối chảy róc rách, tiếng chim rừng hót véo von. Họ đến bên tảng đá để tâm sự và hát cho nhau nghe.

Tìm hiểu thêm: 10 homestay Đà Lạt chắc chắn sẽ khiến bạn “yêu từ cái nhìn đầu tiên”

Thả mình với cảnh đẹp Bát Xát, Lào Cai
Khung cảnh bao quát Mường Hum, Sapa (Nguồn Internet)

Ở đây, “tiếng người còn thưa hơn cả tiếng chim”, buổi sáng ở Dền Sáng yên bình và trong trẻo. Núi rừng sẽ mang lại cảm giác sảng khoái vô cùng cho bạn, thiên nhiên hoang sơ nhưng đẹp và gợi tình.

Đừng quên những buổi hẹn vào tối thứ năm và chủ nhật hàng tuần, hãy cùng thanh niên trong bản làng chuyện trò và hát giao duyên, khi đó bạn sẽ cảm nhận được đời sống khoáng đạt của những con của núi rừng.

4. Lũng Pô

Lũng Pô là tiếng địa phương có nghĩa là Đầu Rồng, đã đi vào dòng thơ của Dương Văn Soái một cách mượt mà: “Nơi con sông Hồng chảy vào Đất Việt”

Thả mình với cảnh đẹp Bát Xát, Lào Cai

Lũng Pô, nơi con sông chảy vào đất Việt (Nguồn Internet)
Thả mình với cảnh đẹp Bát Xát, Lào Cai
Nguồn Internet

5. Bản Xéo

Thả mình với cảnh đẹp Bát Xát, Lào Cai

>>>>>Xem thêm: Kinh nghiệm săn mây Tà Xùa, xem ngay nào phượt thủ!

(Nguồn Internet)

Nằm chênh vênh trên sườn núi sát với đường biên giới là bản Xéo Lủng của người Mông, ở độ cao trung bình từ 1600 – 1800m so với mực nước biển.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *