Việc sở hữu không gian bếp đẹp trong ngôi nhà bạn là điều không hề khó khăn. Đối với mỗi gia đình, nhà bếp không chỉ là nơi chế biến và nấu những món ăn ngon, là nơi vun đắp tình cảm gia đình mà nó còn thể hiện một phần vẻ đẹp của ngôi nhà để tạo thành một thể thống nhất. Thiết kế bếp sao cho đẹp, sang trọng nhưng đảm bảo được công năng cần thiết là yêu cầu mà gia đình nào cũng mong muốn. Dưới đây là những tiêu chuẩn cần thiết để tạo một không gian bếp đẹp cho gia đình.
1. Độ cao
Bạn đang đọc: Thiết kế không gian bếp đẹp cho nhà bạn
Khi thiết kế bếp cần quan tâm đến độ cao để có độ thông thoáng vừa đủ. Khi nấu ăn không bị ngạt mùi và thoát được mùi ra bên ngoài. Ở nhà chung cư thường có những yếu điểm đó là trần nhà khá thấp, không khí đối lưu không tốt nên mùi khó bay ra ngoài hoặc qua ống hút khói. Nên mỗi khi nấu nướng mùi thức ăn sẽ bao trùm cả căn phòng rất khó chịu.
Độ cao được gọi là đủ tốt phải từ trên 3m. Để không gian thông thoáng bếp phải có cửa sổ. Nếu những ngôi nhà trần thấp thì cần phải có hệ thống hút mùi tốt, đồng thời lưu ý không nên làm trần bằng thạch cao vì bụi và khói thức ăn bám trên trần nhà sẽ rất khó cho việc vệ sinh.
2. Tủ treo gọn gàng
Tủ thường được sử dụng trong bếp để chứa các dụng cụ nấu nướng. Để tiện dụng chia tủ thành 2 nơi: Tủ bếp treo và tủ bếp. Để hệ thống treo an toàn tủ nên có khoảng hở từ 0,5m đến 1m – tính từ trần đến đầu tủ và nên hạn chế sử dụng kính. Nếu có, chỉ sử dụng kính mỏng, nhưng chất lượng cao để tránh vỡ.
Nên chọn những loại tủ có kích thước nhỏ gọn, vừa phải và khá thông thoáng. Nếu bạn thiết kế tủ dày và to sẽ gây ra cảm giác không an toàn khi nấu nướng. Đồng thời cần chú ý, các ngăn tủ không nên sử dụng bằng kính sẽ dễ vỡ, không an toàn.
3. Chia ngăn bồn rửa
Theo xu hướng hiện nay, các đồ vật trong bếp như bồn rửa, vòi nước, hệ thống gas hoặc thoát nước cần đảm bảo an toàn và vệ sinh nhất có thể. Vì vậy nên chia ngăn bồn rửa làm bồn rửa bát đĩa và bồn rửa rau để đảm bảo vệ sinh.
Bạn có thể bố trí ngăn rửa rau nhỏ hơn một chút, đáy thấp hơn nhưng phải phân chia để đảm bảo vệ sinh. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nên chọn chất liệu là inox hay hợp kim nhôm cao cấp là lựa chọn tối ưu. Kích thước ngăn rửa rau tối thiểu 0,3m x 0,3m để rửa thoải mái và rau không bị giập.
4. Sự thống nhất giữa bàn ăn và bếp
Tìm hiểu thêm: Bí quyết chọn mua bàn làm việc cho nhân viên văn phòng
Để tạo một căn bếp thông thoáng và khoa học nên chọn bàn ăn tương thích với bếp. Luôn đảm bảo số lượng người tối đa có thể lưu thông trong bếp bằng số người có thể ngồi vào bàn ăn.
Bàn ăn quá rộng và quá chật đều không hợp lý vì trong những ngôi nhà chung cư việc thiết kế bàn ăn di động ân tường hoặc bàn ghế xếp là một giải pháp tốt. Đây là biện pháp giúp tiết kiệm diện tích và làm cho không gian bếp trở nên rộng rãi hơn.
5. Chất liệu đá cho mặt bếp
Nên sử dụng chất liệu đá cho mặt bếp vì rất dễ vệ sinh hàng ngày. Chất liệu đá là chất liệu an toàn cho gian bếp và có khả năng tránh cháy nổ hay bén lửa.
Nếu chọn lót đá bạn nên chọn độ dày từ 2-3 ly hoặc 5 ly để chắc chắn khi đặt bếp ga và các vật dụng khác. Lưu ý, các góc phải mài tròn cạnh để trẻ em trong nhà không bị va đập. Hơn nữa, đá có tính âm mát lạnh, sẽ cân bằng với tính nóng của việc nấu nướng sẽ mang lại sự thoải mái cho người nội trợ.
6. Chất liệu cho tủ bếp
>>>>>Xem thêm: Những căn phòng siêu đáng yêu ba mẹ dành chờ sẵn để đón bé
Chất liệu gỗ: Nếu chọn chất liệu là gỗ thì nên chọn các thương hiệu có uy tín trên thị trường để đảm bảo việc ngâm tẩm, sơn phủ và sấy khô đúng cách, đảm bảo tủ – kệ – bếp không bị mối mọt, cong vênh.
Ví dụ: Gỗ pơmu, gỗ tràm thì rất hiếm khi bị mọt. Gỗ căm xe thì chịu nước rất cao. Gỗ giá tỵ (teak) thì không bị mọt, chịu được nước mà cũng khó cong vênh.
Lưu ý không nên đặt trực tiếp tủ kệ lên sàn đặc biệt là tủ làm bằng gỗ. Tủ treo cũng không nên ốp sát tường để tránh sự ẩm mốc. Các ngăn tủ cũng nên lắp miếng lót nhôm thoát mùi để thông thoáng bên trong, hạn chế tối đa nguy cơ ẩm mốc, mối mọt.
Khi mua tủ bếp gỗ cần quan tâm đến những yếu tố đi kèm như tay nắm, bản lề để không bị gỉ sét quá nhanh; chân tủ nên được làm bằng nhựa hoặc nhôm để tránh mối, mọt, nước và có chiều cao từ 10 – 15 cm. Ngay dưới bồn rửa cần có thêm một tấm nhôm mỏng phủ mặt đáy tủ để chống thấm nước.