Ghé Bình Định đội chiếc nón lá Gò Găng

Việt Nam nổi tiếng với chiếc nón lá bài thơ, người con gái mặc tà áo dài đội chiếc nón lá nghiêng nghiêng e thẹn cười là hình ảnh quen thuộc với bạn bè quốc tế. Từ xưa đến nay, có nhiều vùng chằm nón nổi tiếng, một trong số đó là nón Gò Găng, Đập Đá, Phú Gia ở Bình Định. Nón làm ra có hẳn một phiên chợ vào lúc đầu ngày mới để phân phối cho bà con và tiểu thương. Có rất nhiều điều thú vị xoay quanh “phiên chợ gà gáy” này, chợ đã được duy trì như một phong tục truyền thống lâu đời, và cũng chẳng ai biết nó đã được ra đời từ lúc nào.

Bạn đang đọc: Ghé Bình Định đội chiếc nón lá Gò Găng

Chợ nón nằm cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30 km về phía Bắc, thuộc phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn. Chợ họp chỉ tầm vào lúc 3 giờ sáng để kịp phân phối hàng đi các chợ khác của vùng khác đó. Chợ Gò Găng được coi như một chợ đầu mối chuyên mua bán nón lá nổi tiếng ở Bình Định. Ghé Bình Định đội chiếc nón lá Gò Găng

Phiên họp chợ (Ảnh: Internet)
Điểm thú vị thứ nhất là chợ họp vào lúc khoảng 3 giờ tối và đến khi trời hưng hửng sáng là mọi người đã dọn dẹp đồ đạc chuẩn bị về nhà. Thế nên chợ này còn có tên gọi khác là “chợ gà gáy” Ghé Bình Định đội chiếc nón lá Gò Găng
(Ảnh: Internet)
Khoảng 3 giờ sáng, phiên chợ được “khai màn” bởi những tiếng gọi nhau rôm rả của người mua, người bán. Điều làm nên sự đặc biệt cho phiên chợ là những ngọn đèn dầu, ngọn nến leo lét trong màn đêm u tối, se lạnh. Hàng trăm người từ khắp nơi đổ về nhưng chỉ nhìn thấy bóng của nhau, chỉ khi đến một gánh hàng nào đó mới thấy rõ hàng hóa dưới ánh sáng vàng vọt của những ngọn đèn dầu. Nón được làm ra hầu như từ bàn tay những phụ nữ nông dân nghèo khó trong vùng, nên mặc dù có đường dây điện nhưng cũng chẳng có tiền để câu. Thương lái sẽ thu mua những chiếc nón lá này chuyển đến những tỉnh lân cận hay các khu du lịch truyền thống. Có thời điểm lượng nón thu mua lên đến 5 000 – 6 000 cái. Ghé Bình Định đội chiếc nón lá Gò Găng
Những ngọn đèn dầu làm nên “thương hiệu” chợ Gò Găng (Ảnh: Internet)
Ghé Bình Định đội chiếc nón lá Gò Găng
Các cô gái cặm cụi làm nón (Ảnh: Internet)
Ghé Bình Định đội chiếc nón lá Gò Găng
Hai bà cháu tỉ mỉ đan từng chiếc lá nón bên ngọn đèn dầu (Ảnh: Internet)

Đến tầm 4 giờ sáng chợ đã bắt đầu thưa thớt. Ai mua rồi thì lo xếp nón để vận chuyển. Ai bán xong thì bắt đầu tìm đến khu bán vật liệu gồm lá nón, những bó giang rừng,…để mua. Làm mười chiếc nón nhưng chỉ được khoảng 10 000 đồng, nên giá vật liệu làm nón cũng phụ thuộc theo. Người làm nón thường là những người phụ nữ rảnh giờ nông nhàn nên dù tiền không cao nhưng ai cũng muốn kiếm thêm đôi chút để lo cho gia đình.

Tìm hiểu thêm: Chuẩn bị hồ sơ xin visa du lịch Hàn Quốc dịp năm mới 2023

Ghé Bình Định đội chiếc nón lá Gò Găng
Mỗi công đoạn đều tỉ mẩn (Ảnh: Internet)

5 giờ sáng, chợ vãn. Hừng đông bắt đầu le lói. Mọi người lục tục kéo nhau ra về. Bóng dáng mọi người vội vã sợ trễ chuyện đồng án. Trong phút chốc cảnh vật lại yên tĩnh như chưa hề có những tiếng gọi nhau í ới, tiếng gà gáy lúc sớm mai. Ngày lại bắt đầu tiếp diễn.

Điểm thú vị thứ hai là chợ chỉ bán một món hàng duy nhất là nón lá thô, vật dụng làm nón. Các hoạt động mua bán diễn ra dưới ánh đèn dầu leo lét, chỉ đủ để người mua người bán xem chất lượng nón và nhìn thấy đồng tiền đưa qua thối lại.

Ghé Bình Định đội chiếc nón lá Gò Găng

Nón là món hàng nhiều nhất (Ảnh: Internet)
Ghé Bình Định đội chiếc nón lá Gò Găng
Và vật dụng làm nón cũng nhiều không kém (Ảnh: Internet)

Điều thú vị thứ ba: sự tích chiếc nón lá. Ngày xưa, vùng đất Bình Định nổi tiếng với chiếc nón ngựa, một loại nón chủ yếu sản xuất để cung cấp cho giới quan lại triều đình, các bậc văn nhân thượng lưu, công tử con nhà quyền quý. Có người cho rằng, nón ngựa được cải tiến từ nón thượng của người Chiêm Thành. Làng Gò Găng nằm sát bên cổ thành, đã bắt chước cách chằm nón của người Chiêm Thành, có thay đổi chút ít để trở thành chiếc nón của người Việt. Có người thì lại bảo, nón ngựa Gò Găng có từ thời Tây Sơn khởi nghĩa với sự tích Nguyễn Nhạc cưỡi bạch mã, đầu đội nón ngựa.

Ghé Bình Định đội chiếc nón lá Gò Găng

Chiếc nón ngựa lưu hành trong giới phú hộ, quan lại quyền quý (Ảnh: Internet)

Nón ngựa đẹp nhưng cầu kỳ, làm rất công phu và trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ. Thời gian để chằm xong một chiếc nón ngựa phải mất cả tháng trời, vì vậy mà giá bán rất đắt, chỉ có người quyền quý cao sang mới mua nổi. Về sau, nón ngựa được cải tiến dần để phục vụ cho người lao động. Từ nón ngựa đơn sang nón lá, nón buôn, nón chũm,…giá bình dân và được mọi người, đặc biệt là người nông dân ưa chuộng.

Từ Nam chí Bắc, nón lá Gò Găng đã trở thành vật dụng thân thiết cho người nông dân một nắng hai sương, cho các bà các chị đi chợ, đi chùa. Dù trải qua nhiều biến cố lịch sử và thay đổi của thời gian, chiếc nón Gò Găng bây giờ là sự kết hợp các chi tiết giữa nón bài thơ xứ Huế và nón ngựa Tây Sơn ngày xưa. Phiên chợ Gò Găng bán chiếc nón lá thì vẫn giữ nguyên tính mộc mạc của mình. Dòng thời gian có luân chuyển, từ thế hệ này sang thế hệ khác, những người con gái lặng lẽ ngồi đan nón lá là một nét đẹp dịu hiền trong nét văn hóa Việt Nam.

Ghé Bình Định đội chiếc nón lá Gò Găng

(Ảnh: Internet)
Ghé Bình Định đội chiếc nón lá Gò Găng

>>>>>Xem thêm: Du lịch Đà Lạt từ A đến Z: Đi đâu ăn gì ở thành phố ngàn hoa?

Từ thế hệ này sang thế hệ khác, vẻ đẹp vĩnh hằng (Ảnh: Internet)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *