Lễ hội lớn, rầm rộ và sôi nổi nhất ở Bình Dương, Lễ hội mà mọi thứ đều miễn phí, Lễ hội với người dân còn vui hơn Tết, đó chính là những gì người ta miêu tả khi nói về Lễ hội rước kiệu Bà Thiên Hậu Bình Dương được diễn ra vào Rằm tháng Giêng hằng năm. Đúng hẹn, hôm nay, Lễ hội đã diễn ra với những hình ảnh mang nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt gốc Hoa, thu hút rất nhiều du khách khi du lịch Bình Dương những ngày đầu năm.
Bạn đang đọc: Kinh nghiệm du lịch Bình Dương xem Lễ hội rước kiệu Bà lớn nhất trong năm
Lễ hội rước kiệu Bà Thiên Hậu – Lễ hội lớn nhất ở Bình Dương ai cũng biết
Bình Dương là thành phố công nghiệp không có nhiều lễ hội nhưng hễ đến Rằm tháng Giêng, hỏi người dân ai cũng biết đến Lễ hội rước kiệu Bà tại miếu Bà Thiên Hậu, nơi người dân thường gọi là Chùa Bà, tọa lạc ở số 4, đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một, gần nhà thờ Chánh tòa Phú Cường nổi tiếng.
Năm nào cũng vậy, Lễ hội này đã thu hút hàng trăm, hàng nghìn lượt khách địa phương đến hành hương.
Địa điểm để ngắm nhìn không khí náo nhiệt của Lễ rước kiệu Bà
Lễ hội này diễn ra nổi bật ở 2 địa điểm trong Bình Dương: Ở Thành phố Thủ Dầu Một và Thị xã Thuận An.
Ở Thành phố Thủ Dầu Một, khoảng 15 – 16 giờ ngày 15 âm lịch, kiệu Bà đi từ chùa Bà (như trên đã nói) đi qua các con đường Nguyễn Du – Yersin – Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học – Đoàn Trần Nghiệp – Hùng Vương – Cách Mạng Tháng Tám và trở lại chùa Bà (đường Nguyễn Du).
Đường đi chùa Bà Thiên Hậu tại đây
Ở Thị xã Thuận An, Lễ diễn ra tại miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu ở chợ Búng, thời gian diễn ra sớm hơn ở Thủ Dầu Một, tầm 14 giờ. Ở đây, Lễ hội nhỏ hơn ở Thủ Dầu Một nhưng các nghi thức cúng Bà, tuần du, các đoàn lân sư rồng, tiên đồng ngọc nữ cũng đầy đủ.
Tìm hiểu thêm: Khám phá vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa ấn tượng của bang Arkansas nước Mỹ
Sau đây là vài hình ảnh của Lễ hội ở Chợ Búng năm 2016 khá nhộn nhịp, cùng xem nhé!
Đường đi Chợ Búng, Bình Dương tại đây
Ngoài ra, các nơi khác có thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu tại Bình Dương đều tổ chức lễ rước kiệu nhưng nổi bật nhất là 2 địa điểm trên. Tất cả đã tạo nên nét đặc sắc và độc đáo riêng trong văn hóa lễ hội làm thu hút triệu người đến với Bình Dương ngày đầu năm để cầu an cho gia đình, mọi người.
Những trải nghiệm chỉ có ở Lễ hội kiệu Bà
Trải nghiệm đáng nhớ nhất mà bạn có được đầu tiên là chiêm ngưỡng dòng người đông đúc dự lễ, nổi bật là các đoàn lân sư rồng, các em nhỏ, bạn gái thuộc cộng đồng người Việt gốc Hoa hóa thân thành tiên đồng ngọc nữ tháp tùng theo kiệu Bà, các diễn viên vào vai nhiều vị tiên giáng thế. Với nhiều bộ cánh khác nhau, các vị tiên, đoàn lân đã tạo nên con đường sặc sỡ màu sắc đúng chất lễ hội. Sự hóa thân ấy như muốn giúp mọi người cầu bình an mỗi khi kiệu Bà đi qua.
Trải nghiệm thứ hai, đó là sự cảm nhận ấm áp từ những gian hàng miễn phí nước uống, bánh mì, khăn lạnh của người dân Bình Dương. Họ tự bỏ tiền ra, tự làm từ thiện với thái độ cực kỳ vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình chứ không phải khó chịu khi phải “cho không biếu không”. Ngày trước, những gian hàng này còn ít nhưng vài năm trở lại đây, ngày càng nhiều người từ thiện gồm nước suối, nước sâm, nước ngọt Pepsi, nước chanh dây, chanh muối, nước dừa tắc, bánh mì chay, bánh mì thịt heo quay, bún gạo xào, cơm, khăn lạnh,… với số lượng cực khủng.
Vậy mới thấy, người miền Nam hào sảng và phóng khoáng đến mức nào khiến người khách phương xa thấy mát dạ vô cùng giữa trời nắng như thiêu như đốt khi dự lễ.
Vài kinh nghiệm mách bạn
Đường đi
Về đường đi, Bình Dương cũng gần TP.HCM, các bạn có thể tự đi khá dễ, có đoạn nào khó có thể hỏi người dân hoặc cứ theo bảng chỉ dẫn trên đường. Đến Bình Dương, các bạn theo chỉ dẫn mình đã nêu bên trên để đến các điểm tham gia Lễ hội là ổn.
Dạo này, thời tiết nắng là thường thấy nhưng mưa vẫn có thể đột ngột xuất hiện, khi đi, chúng ta cần mang cả áo mưa bên cạnh áo khoác chống nắng nha.
Ăn uống
Về ăn uống, bạn đã được miễn phí rồi đấy, rất tiện, chẳng sợ tốn kém đúng không nào? Nhưng kinh nghiệm đi Bình Dương nhiều lần, mình mách các bạn 2 quán sau:
- Quán bún thịt nướng ở chợ Thủ Dầu Một, đối diện hàng gia công trang sức bạc Ngọc Châu trong lòng chợ. Quán này không có tên nhưng lâu năm rồi, mình ăn từ hồi bé, giá chỉ 25.000/tô rất nhiều thịt, ăn không xuể. Bên cạnh bún thịt nướng còn có bún riêu, bún măng, phở nhưng bún thịt nướng ngon hơn cả với vị thịt ngon ngọt, nước chấm đậm đà, hương vị khó quên.
- Bánh bèo Mỹ Liên nổi tiếng (nhưng giá hơi cao, ăn bánh bèo kèm chả giò mà tính tiền chả giò riêng) nằm ở đường Thích Quảng Đức, Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương, điện thoại: 0650 3833 849
Ngoài ra, đến xem Lễ, bạn đừng quên mang về đặc sản chỉ rộ lên trong ngày này là bánh tổ và cốm ngò cực ngon mới ra lò ở các gian hàng gần Nhà thờ Phú Cường nhé!
>>>>>Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Tây Ninh tự túc- Điểm sáng hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam 2022
Chi phí
Một bạn đi từ Long An tiết lộ, tiền xăng khứ hồi là 60.000 đồng, nếu ăn ở quán cho 2 người tốn tầm 60.000 đồng nữa là 120.000 đồng, tiền uống nước, ăn vặt ở các trạm nghỉ chân nữa là tầm 50.000 đồng, nếu bạn dùng đồ ăn, thức uống từ thiện thì chi phí siêu tiết kiệm luôn đấy!
Đến Bình Dương, các bạn có thể check in các địa điểm đẹp khác trước khi dự Lễ hội vào buổi chiều. Cụ thể, hãy xem bài viết sau:
Những điểm check – in chất lừ cho giới trẻ khi lỡ bước đến Bình Dương – bloganchoi.com
Lễ hội này diễn ra hằng năm, nên các bạn chưa đi được năm nay thì năm sau vẫn có thể tham gia nhé! Chúc các bạn tìm được chuyến đi thích hợp cho mình trong những ngày đầu năm.